Những nét văn hóa Đức có thể bạn chưa biết

Nhắc đến nước Đức chúng ta không thể phủ nhận Đức là một đất nước có nền văn hóa đa dạng phong phú, con người ở đây cũng có những nét văn hóa và lối sống đặc trưng. Người Đức được ví von như Cỗ Xe Tăng – sự lạnh lùng và chắc chắn, nhưng không vì thế mà họ không có tình cảm và cảm xúc. Hãy sống chân thật với người Đức, bạn sẽ được đáp lại sự chân thành hơn cả mong đợi. Người Đức không thích khoác lác, phô trương, ồn ào. Tất cả thể hiện sự đúng mực có suy xét. Họ cũng không thích than phiền và buôn dưa lê hay can thiệp vào cuộc sống cá nhân của người khác. Quan điểm sống của họ là tự lập, hãy cố gắng hết sức trước khi nghĩ đến chuyện cầu cạnh sự giúp đỡ của người khác. Vậy nên để tránh có những bất đồng và cú shock văn hóa, chúng ta nên tìm hiểu qua sách vở, những người đi trước để có thể biết được và hòa nhập một cách dễ dàng hơn.
 

NGÀY CHỦ NHẬT "YÊN LẶNG"
Nếu bạn cho rằng ngày Chủ nhật luôn là thời điểm thích hợp để đi mua sắm, sửa sang phòng ốc, cắt cỏ ngoài vườn,… thì có thể bạn sẽ hơi sốc vì ở Đức bạn không thể làm những điều trên vào ngày Chủ nhật. Tại quốc gia này, Chủ nhật được xem là “ngày yên lặng” để người dân có thể nghỉ ngơi và thư giãn sau một tuần làm việc mệt nhọc. Điều đó có nghĩa mọi cửa hàng bán lẻ hoặc ăn uống vào ngày này đều sẽ đóng cửa. Bạn vẫn có thể dọn dẹp nhà cửa nếu muốn miễn là hoạt động đó không phát ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. Điều luật bất thành văn này cũng được áp dụng cho các ngày lễ lớn tại Đức.

Gió từ cửa sổ có… độc!
Nếu bạn là người thích ở trong một gian phòng thông thoáng có gió thổi nhè nhẹ thì bạn sẽ thấy hơi ngột ngạt khi du học Đức vì người dân ở đây có thói quen đóng kín mọi cửa sổ trong nhà. Người Đức tin rằng gió thổi từ cửa sổ có thể khiến họ đổ bệnh.


Chúc mừng sinh nhật sớm là điềm xui !
Bạn đừng bao giờ chúc mừng sinh nhật người Đức trước ngày sinh thật sự của họ nếu không muốn nhận những tia nhìn giận dữ hoặc thậm chí là cơn thịnh nộ từ họ. Người Đức quan niệm chúc mừng sinh nhật sớm là một điềm không may. Người Đức thường mời bạn bè đến nhà của mình ăn uống vào buổi tối ngay trước ngày sinh nhật. Chỉ khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm, nhân vật chính mới chính thức nhận những lời chúc mừng từ bạn bè của mình.

 

“Please” có nghĩ là “yes” và “thanks” có nghĩa là “no”
Lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu, nếu người Đức hỏi bạn có muốn uống thêm bia không thì khi bạn trả lời “danke” (thanks) họ sẽ hiểu ý của bạn là “no, thanks”. Ngược lại, nếu bạn trả lời rằng “bitte” (please) thì họ sẽ hiểu rằng “yes, please”. Do đó, nếu bạn muốn uống thêm bia hãy trả lời “bitte” còn không muốn uống thì dùng “danke” nhé

 

Vừa ăn trưa vừa uống… bia

Người Đức rất thích uống bia và là nơi tiêu thụ bia lớn thứ hai trên thế giới (chỉ xếp sau Ireland). Bia tại quốc gia này phổ biến đến mức tiền mua bia còn rẻ hơn mua… nước. Họ thậm chí còn có cả một lễ hội bia rất lớn tên là Oktoberfest được diễn ra hàng năm. Vì vậy nếu trong bữa trưa họ có mời bạn uống bia thì cũng đừng lấy điều đó làm lạ. Uống bia khi làm việc và trong lúc mặt trời còn sáng tỏ là một nét văn hóa rất riêng tại nước Đức.


Thói quen nói những gì họ nghĩ
Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước khi hỏi ý kiến của người Đức vì họ không có thói quen nói giảm nói tránh hoặc những lời nói dối ngọt ngào (white lies). Thậm chí nếu bạn không hỏi ý kiến gì cả thì vẫn có nguy cơ nhận được những lời góp ý hoặc phàn nàn trực tiếp khi bạn vô tình phạm phải luật lệ nào đó của họ. Nước Đức là nơi có nhiều luật lệ và một số điều luật lại bất thành văn nên bạn khó tránh khỏi việc vô tình phạm luật trước khi biết về nó. Nếu bạn lỡ dùng máy cắt cỏ vào ngày Chủ nhật hoặc để chó cưng của mình sủa vào giờ mọi người nghỉ ngơi thì hãy chuẩn bị nhận lời phàn nàn từ hàng xóm. Nếu tình hình vẫn không thay đổi, bạn có thể còn bị chính quyền gửi thư nhắc nhở.


Chỉ trả lời đúng ý câu hỏi
Người Đức thích sự chính xác. Do đó, nếu bạn hỏi câu yes-no thì câu trả lời bạn nhận được cũng chỉ là “yes” hoặc “no”. Ví dụ, nếu bạn hỏi “đây có phải là đường đến ga tàu hỏa không?” thì bạn sẽ chỉ nhận được câu trả lời gọn lỏn “đúng” hoặc “không”. Nhưng nếu bạn hỏi rằng “vui lòng cho hỏi phải đi đường nào để đến ga tàu hỏa?” thì người Đức sẽ sẵn sàng hướng dẫn cho bạn một cách cặn kẽ.


Muốn uống nước lọc cũng không dễ
Khi bạn đi ăn nhà hàng và muốn uống nước lọc thì phục vụ sẽ không đem ra cho bạn nước lọc bình thường mà sẽ là một loại nước có gas nào đấy.  Người Đức không bao giờ mời khách uống nước lọc vì theo quan điểm của họ điều đó thể hiện sự không lịch sự. “Nước lọc” theo định nghĩa của người Đức ít nhất phải có sủi bọt hoặc đóng trong chai.

 

Tìm được của rơi hãy treo chúng… lên cây
Trong trường hợp bạn vô tình đánh rơi đôi găng tay của mình ở trạm tàu hỏa thì hãy đến ngay các gốc cây tìm vì người nhặt được găng tay của bạn sẽ treo chúng ở đó. Các vật dụng thất lạc được treo trên cây là một điều khá phổ biến trên hều hết các đoạn đường hoặc các ga tàu điện tại Đức. Đặc biệt là người dân nước này sẽ  không đến lấy bất cứ món đồ nào không thuộc về mình. Do đó, nếu bạn có nhặt được của rơi thì hãy treo chúng lên cây để giúp chủ nhân của nó tìm lại được tài sản nhé.

 

“Cross your fingers” có nghĩa là nói dối
Trong văn hóa Mỹ và Anh, việc bạn bắt chéo ngón trỏ và ngón giữa có ý nghĩa là “chúc may mắn”. Ở Đức, mọi người lại cho rằng hành động này thể hiện rằng bạn không trung thực với lời nói của mình. Nếu bạn hứa hẹn với ai đó và “cross your fingers” thì họ sẽ hiểu rằng bạn không thật sự muốn giữ lời hứa đó của mình.


Người Đức rất tử tế và hào phóng
Mặc dù người Đức có hơi kỳ lạ nhưng đó chỉ đơn giản vì văn hóa của họ khác biệt chứ không có nghĩa họ là người xấu. Việc họ sống theo nguyên tắc và thẳng tính về cơ bản lại là những phẩm chất rất tốt. Các bạn đừng ngần ngại hoặc sợ sệt trong việc kết bạn với người Đức. Khi  bạn và họ đã thân thiết với nhau rồi thì họ sẽ là những người bạn chân thành nhất vì người Đức luôn đặt gia đình và bạn bè lên trên hết.


Đừng quên mang tiền mặt khi ra khỏi nhà
Người Đức rất chuộng tiền mặt chính vì thế bạn hãy luôn mang theo tiền khi ra khỏi nhà nếu không muốn bị từ chối thanh toán bằng thẻ tại các siêu thị, nhà hàng…Ở Đức có rất nhiều cây ATM và vì vậy bạn hãy chủ động rút tiền thừa ra so với dự định mua để không mất công khi mua món đồ ngoài dự kiến.

Bạn cũng nên chuẩn bị những đồng xu 1 Euro để trả cho những chi phí như lấy một chiếc giỏ hàng hay mua túi nolon.
 

Người Đức coi bóng đá là một tôn giáo
Hiế quốc gia nào cuồng nhiệt bộ môn thể thao bóng đá như ở Đức. Người Đức mê bóng đá và xem đó như một tôn giáo. Con chiên của đội bóng này thường ghét con chiên của đội bóng kia và họ có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ trong cuộc sống.

Việc mua vé xem bóng đá ở thành phố Munich vô cùng khó khăn và khi đã mua được vé cho một trận đấu quan trọng, từ trẻ em đến người già sẽ đều mặc đồng phục cổ vũ màu đỏ.

Bánh mỳ ở Đức là nét ẩm thực đặc trưng
Bánh mỳ ở Đức vô cùng phong phú và đa dạng từ màu sắc đến hương vị. Bạn sẽ không hết tò mò về bánh mỳ ở Đức bởi mỗi cửa hàng lại có những cách sáng tạo khác nhau để làm nên nhiều lựa chọn cho thực khách.


Người Đức có tính kỷ luật thép

Đối với người Đức, đúng giờ có nghĩa là đến sớm trước ít nhất 5 phút. Trong bất kỳ các buổi họp hay gặp gỡ nào việc đúng giờ luôn được xem trọng.
Bạn cần thích nghi với việc: 4P.M tức là 3:55P.M vì ở Đức không có khái niệm khoảng 4h.

“Nhìn chằm chằm kiểu Đức”

Bạn sẽ cảm thấy mọi ánh mắt xung quanh đều đổ dồn về bạn khi đặt chân tới Đức. Người Đức có lối giao tiếp bằng ánh mắt rất nổi tiếng. Từ trẻ em đến người già đều có kiểu nhìn chằm chằm và điều đó là chuyện bình thường với người Đức.

Mọi tắm hơi ở Đức đều khỏa thân

Ở Đức, việc khỏa thân là điều khá thoải mái và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các phòng tắm hơi ở đây đều khỏa thân.
Tuy nhiên những phòng tắm hơi ở Đức đều có 1 ngày trong tuần dành riêng cho phụ nữ.
Và hãy lưu ý: Đừng áp dụng việc nhìn chằm chằm ở những phòng tắm hơi khỏa thân.

Cà phê và bánh vào chiều chủ nhật

Người Anh có thời gian dành riêng cho việc uống trà, còn người Đức lại kỷ niệm truyền thống café và bánh ngọt – đặc biệt là vào cuối tuần. Chiều Chủ nhật, từ 2 đến 3h, là thời gian tuyệt vời để ngồi xuống cùng nhau và thưởng thức một tách trà với một miếng bánh tự làm. (Bởi vì bạn có thể làm gì khác nếu không mua sắm hoặc cắt cỏ?) Nếu bạn không có cả thời gian và khả năng để tự nướng một thứ gì đó, chỉ cần lái xe tới trạm tàu điện tiếp theo hay một cửa hàng bánh mở vào ngày Chủ nhật (trong vài giờ đồng hồ) để phục vụ nhu cầu của người Đức cho bánh cuộn và bánh ngọt tươi.

Ý nghĩa của cụm từ “How are you” ở Đức

Có thể bạn đã bắt đầu quen biết với một người Đức và tự hỏi tại sao bạn lại nhận được một màn độc thoại 15 phút về vấn đề sức khỏe, tài chính, và cuộc sống riêng tư của người đó sau khi chào họ một cách xã giao đơn giản là “How are you?” Lý do đằng sau đó là vì “How are you?” không chỉ là một cụm từ lịch sự ở Đức, mà đó thực sự là một câu hỏi. Người ta hy vọng bạn trả lời và nói về cuộc sống của bạn – chẳng hạn, gia đình bạn đang làm gì hoặc kế hoạch chiều Chủ nhật của bạn là gì. Nếu bạn gặp ai đó ở hành lang nơi làm việc và không muốn kết thúc với một cuộc trò chuyện dông dài, tốt hơn là chỉ cần nói “Hallo! (‘hi’) và tiếp tục đi.
 
 

Đăng ký lớp học


Gọi 0976759122 hoặc chat với chúng tôi để được tư vấn